Đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng đang dần trở thành một danh mục sản phẩm không thể thiếu của cánh nam giới. Không chỉ đơn giản là vật để xem giờ như lúc ban đầu được sản xuất ra hay là phụ kiện làm đẹp, tạo điểm nhấn cho cá nhân. Giờ đây, đồng hồ nam đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình. Những cỗ máy thời gian mà rất nhiều người dành cả cuộc đời để thể hiện niềm đam mê tìm hiểu.
Có nhiều quý ông sở hữu hẳn một bộ sưu tập hàng chục chiếc đồng hồ Thụy Sỹ. Trong đó có thể là đồng hồ cổ, đồng hồ cơ, đồng hồ quartz, đồng hồ điện tử,... đủ cả. Nhưng việc bảo quản chúng sao cho đúng cách và chuẩn nhất thì chưa chắc ai cũng đã nắm rõ.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những phương pháp bảo tồn đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng tốt nhất sau đây nhé!
Đặt biển báo CẤM ĐỂ ĐỒNG HỒ ở những nơi sau
>>Phát cuồng với 3 mẫu đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp này!
Nên đặc biệt tránh để đồng hồ của bạn gần các nơi có từ trường mạnh như tủ lạnh, tivi, lò vi sóng và các loại máy thu phát sóng khác. Những nơi có từ trường mạnh sẽ là nguyên nhân làm cho đồng hồ bị lệch giờ, chạy sai, mau hết pin và thậm chí là tụ điện, làm dối loạn mạch IC của đồng hồ quartz.
Và tuyệt đối bạn không được đeo đồng hồ tiếp xúc trực tiếp với nước nóng hay là đeo đồng hồ khi đi xông hơi. Nhiệt độ cao sẽ làm zoăng cao su trong đồng hồ bị nở, làm cho hơi nước xâm phạm vào bộ máy của đồng hồ, gây hỏng hóc các chi tiết bên trong. Ngoài ra, bạn cần hạn chế để đồng hồ tiếp xúc với hoá chất. Rõ ràng, một vật được thiết kế cơ khí ở hình dáng bên ngoài như đồng hồ mà tiếp xúc trực tiếp với hoá chất thì chắc chắn sẽ làm đồng hồ nhẹ thì xấu xí, nặng thì hỏng hóc.
Luôn đảm bảo nguồn năng lượng hoạt động của đồng hồ
Đồng hồ quartz thì chỉ hoạt động được khi pin còn năng lượng, đồng hồ cơ thì cần lên dây cót thường xuyên nếu không đồng hồ sẽ ngừng hoạt động lúc nào không hay.
Bạn nên thay pin đồng hồ quartz từ 2 - 4 năm định kì nếu không khi năng lượng bị vắt kiệt, pin có thể bị han gỉ, biến chất và làm hỏng hóc IC đồng hồ.
Đồng hồ cơ cổ điền nên được lên cót thường xuyên và tránh tầm giờ 10h00 - 02h00. Đó là khoảng thời gian đại kị, có thể sẽ gây hại cho hệ thống bánh xe đồng hồ khi lên cót vào giờ đó.
Nâng niu vẻ đẹp vốn có ấy
Thật là thiếu hoàn hảo khi dây đeo của đồng hồ không được chăm sóc và bỏ mặc. Nếu các quý ông ngó lơ cô nàng này, mặc kệ cho những dây kim loại bị bong màu, không còn sáng bóng. Hay là dây da bị tróc, sờn và cũ thì đảm bảo chiếc đồng hồ đó sẽ không gắn bó được với bạn lâu. Người khác nhìn vào cũng sẽ đánh giá rằng bạn đang không nâng niu chiếc đồng hồ chính hãng ấy.
Bạn cần dùng kem đánh răng hây nước rửa chén cùng bàn chải mềm để làm sạch các mắt xích của dây kim loại. Bạn nên hạn chế để đồng hồ dây da tiếp xúc với nước, khi dùng 2-3 năm thì bạn nên thay dây da một lần. Chi phí cho những chiếc dây da chỉ dao động từ 300k - 1500k, bạn vừa có thể làm mới diện mạo cho chiếc đồng hồ của mình và coi như đó là những trải nghiệm thú vị.
Để những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng luôn luôn sát cánh cùng bạn trong những chặng đường lâu dài thì kiến thức và kĩ năng có lẽ vẫn chưa là đủ. Bởi quan trọng nhất là bạn cần có niềm đam mê với đồng hồ. Những sự chăm sóc sẽ tự nhiên xuất phát từ tâm, bạn sẽ có đủ sự kiên nhẫn để theo sát và chăm chút cho đồng hồ. Một quý ông biết bảo quản đồng hồ tốt thì hẳn đó là người rất chỉn chu, đáng tin cậy và đặc biệt tâm lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét